"Skills in Demand Visa" - Đột Phá Mới Trong Chính Sách Di Trú Úc

Chào mừng bạn đến với blog của Oz Pathways, nơi cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về những thay đổi trong chính sách di trú Úc. Hãy cùng chúng tôi khám phá thông tin về loại visa mới mà Bộ Di trú Úc vừa cập nhật, “Skills in Demand Visa“, nhằm thay thế cho Visa 482.

 "Skills in Demand Visa" - Đột Phá Mới Trong Chính Sách Di Trú Úc

“Skills in Demand Visa” – Đột Phá Mới Trong Chính Sách Di Trú Úc

Specialist Skills Pathway

Đây là con đường dành cho các chuyên gia có kỹ năng cao, với mục tiêu thu hút các lao động kỹ năng cao vào Úc. Điểm nổi bật của lộ trình này bao gồm:

  • Tiêu Chuẩn Thu Nhập: Mức lương tối thiểu là AUD 135,000.
  • Thời Gian Xử Lý Visa: Cam kết xử lý visa trong vòng 7 ngày.
  • Tiêu Chí Ứng Viên: Ứng viên phải đáp ứng các tiêu chí chung như được một nhà tuyển dụng tại Úc chấp thuận bảo lãnh và đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe cũng như nhân thân.
  • Phạm Vi Ngành Nghề: Áp dụng cho tất cả các ngành nghề; trừ công nhân, vận hành máy móc, tài xế và lao động phổ thông.

Core Skills Pathway

Là lộ trình chính cho lao động có kỹ năng, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cụ thể. Đặc điểm chính:

  • Tiêu Chuẩn Thu Nhập: Phải đạt hoặc vượt qua ngưỡng thu nhập tạm thời (TSMIT) cho lao động có kỹ năng theo quy định của Chính phủ Úc.
  • Phạm Vi Ngành Nghề: Bao gồm các nghề được liệt kê trong danh sách Core Skills Occupation. Khác với Specialist Skills Pathway, lộ trình này mở rộng cơ hội đối với các ngành nghề lao động phổ thông, công nhân, vận hành máy móc và tài xế, miễn là được liệt kê trong danh sách Core Skills Occupation và có thu nhập trên ngưỡng TSMIT.

Tiêu chuẩn thu nhập và Phạm vi ngành nghề được đặc biệt chú ý

Tiêu chuẩn thu nhập và Phạm vi ngành nghề được đặc biệt chú ý

Essential Skills Pathway

Lộ trình này nhằm cung cấp một con đường pháp lý cho lao động có mức lương thấp hơn nhưng sở hữu kỹ năng thiết yếu. Điểm chính:

  • Phạm Vi Ngành Nghề: Chủ yếu trong lĩnh vực chăm sóc và hỗ trợ, sự phân biệt giữa Core Skills Pathway và Essential Skills Pathway có thể được xác định dựa trên nghề nghiệp và mức lương.
  • Tiêu Chí Ứng Viên: Lộ trình này khác biệt so với cả Core Skills và Specialist Skills, về tiêu chí, tính chất đặc thù, giới hạn và được quản lý chặt chẽ hơn.

Ngoài ra, tiêu chí ứng viên cũng rất được quan tâm

Ngoài ra, Tiêu chí ứng viên cũng rất được quan tâm

Ưu Điểm Chính của Visa “Skills in Demand”

  • Lộ Trình Rõ Ràng đến Thường Trú Nhân (PR): Visa 4 năm mở ra cơ hội thường trú cho những người đủ điều kiện.
  • Linh Hoạt Cho Người Giữ Visa: Các quy định độc đáo cho phép đương đơn thay đổi doanh nghiêp bảo lãnh trong thời hạn giữ visa, với thời gian 180 ngày để tìm kiếm doanh nghiệp mới.
  • Quy Trình Xử Lý Visa Nhanh Chóng: Thời gian xử lý visa nhanh hơn với trung bình 7 ngày cho Specialist Skills Pathway và 21 ngày cho các lộ trình khác.
  • Hỗ Trợ từ Doanh Nghiệp Bảo Lãnh: Các mô hình như Quỹ Đào Tạo Úc đang xem xét hỗ trợ nhà tuyển dụng chi trả chi phí di chuyển, giảm gánh nặng khi thuê lao động nước ngoài.
  • Quy Trình Bảo Lãnh Đơn Giản Hóa: Đơn giản hóa quy trình bảo lãnh, tạo điều kiện tiếp cận nhanh chóng với lao động có kỹ năng cho các doanh nghiệp đã được phê duyệt.

Chính phủ Úc nhấn mạnh rằng sáng kiến này không chỉ giải quyết tình trạng thiếu hụt kỹ năng của lao động mà còn ưu tiên sự linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người lao động và nhà tuyển dụng. Chính sách di trú mới này mở ra cơ hội lớn cho lao động có kỹ năng, đồng thời phản ánh cam kết của Úc trong việc xây dựng một lực lượng lao động đa dạng và đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

Tại Oz Pathways, chúng tôi không chỉ cung cấp thông tin và hỗ trợ về di trú, mà còn đồng hành cùng bạn trong việc thực hiện đam mê và xây dựng sự nghiệp tại Úc. Với phương châm “Fueling Passion, Forging Careers“, Oz Pathways cam kết mang đến dịch vụ xuất sắc với chi phí phải chăng, phản ánh tinh thần của chúng tôi trong việc hỗ trợ mọi khách hàng đạt được mục tiêu của mình.

 

Nguồn tham khảo: https://visaplan.au/australian-migration-strategy-2023-employer-sponsored-visas/

Leave a Comment